Tuyển Việt Nam chốt lịch thi đấu tại vòng loại World Cup 2022
Tại bảng G, sau 5 trận đấu, tuyển Việt Nam đang dẫn đầu với 11 điểm, hơn Malaysia 2 điểm đang đứng ở vị trí thứ 2. HLV Park Hang Seo xác định chuyến làm khách trước Malaysia chính là bản lề trong việc giành tấm vé đi tiếp vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.
Theo kế hoạch, tuyển Việt Nam tập trung tại Hà Nội vào giữa tháng 8 tới. HLV Park Hang Seo triệu tập khoảng 30 cầu thủ để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại World Cup 2022.
Ở các giải đấu khác, AFC cũng đã chính thức chốt lại. VCK U19 châu Á 2020 diễn ra tại Uzbekistan từ 14/10 đến 31/10/2020. Tại giải đấu này, U19 Việt Nam cùng bảng C với Ả Rập Xê Út, Australia và Lào. Trong khi đó, VCK U16 châu Á 2020 do Bahrain đăng cai tổ chức diễn ra từ 25/11 đến 12/12/2020.
Với AFC Cup 2020, bảng F/G/H thuộc khu vực Đông Nam Á sẽ diễn ra từ 23/9 đến 29/9/2020. Trong điều kiện được cho phép, các trận đấu bảng F và bảng G sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Trong khi đó, địa điểm tổ chức bảng H hiện vẫn chưa xác định.
Hai CLB đại diện Việt Nam tham dự AFC Cup 2020 là TPHCM và Than Quảng Ninh. Sau 3 lượt trận đã đấu, CLB TPHCM đang giữ ngôi đầu bảng F với 2 trận thắng và 1 trận hòa. CLB Than Quảng Ninh tạm xếp thứ nhì tại bảng G với 1 trận thắng, 1 trận hòa và 1 trận thua, kém đội đầu bảng Ceres Negros (Philippines) 3 điểm.
Hành trình vô địch AFF Cup 2018 của Việt Nam:
Đại Nam
" alt="AFC chốt lịch tuyển Việt Nam đấu Malaysia, UAE, VL World Cup 2022" />AFC chốt lịch tuyển Việt Nam đấu Malaysia, UAE, VL World Cup 2022
“Nhiều trường có thư viện rất đẹp nhưng... khóa kỹ, sách gần như mới tinh” - ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng nêu thực trạng.
Cũng vì vậy mà Sở GD-ĐT TP Hải Phòng quyết định cùng với những người tâm huyết nhất để thành lập nên dự án “Bước chân của sách”.
Chỉ sau mấy tháng, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, đến nay 14 quận, huyện đã huy động được gần 1 triệu cuốn sách, dù không cần đến ngân sách, mà chỉ nhờ sự quan tâm của phụ huynh và học sinh.
Làm phong trào tốt nhưng chưa duy trì được "lửa"
Ông Tiến cho hay, tủ sách lớp học, tủ sách học đường thực tế không mới và cũng đã được nhiều nơi tổ chức cách đây 5-7 năm. Nhưng không ít nơi, làm phong trào rất tốt nhưng việc duy trì giữ lửa thì chưa làm được. “Chúng ta thổi bùng lên ngọn lửa nhưng việc duy trì thì khiến tôi rất băn khoăn”.
Mô hình "Thư viện 50 nghìn đồng" đã giúp nhiều học sinh ở TP Hải Phòng có cơ hội đọc và trao đổi sách hay ngay tại lớp học của mình.
Để khắc phục điều này, Sở GD-ĐT Hải Phòng đã phát động mô hình “thư viện 50 nghìn đồng” với ý nghĩa mỗi học sinh sẽ đóng góp một cuốn sách hoặc 50 nghìn đồng để mua sách góp vào tủ sách của lớp.
“Như vậy, chỉ đóng góp hoặc bỏ số tiền một quyển nhưng khi đến lớp trẻ có thể được đọc 45 cuốn sách. Không dừng lại ở đó, các lớp tiến hành trao đổi sách với nhau thì học sinh mỗi trường được đọc hàng ngàn cuốn sách. Và khi trao đổi sách giữa các trường với nhau trong địa phương thì các học sinh sẽ được đọc hàng vạn cuốn. Như vậy dù là các học sinh khó khăn hay xa xôi nhất cũng sẽ được đọc những cuốn sách yêu thích.
Kinh nghiệm từ bản thân cho tôi thấy rằng nếu chúng ta xây dựng nên những thư viện hoành tráng, hay tăng biên chế nhân viên thư viện nhưng có người đến để đọc không lại là chuyện khác. Do đó chúng tôi muốn các thư viện này đặt tại chính lớp học, để làm sao sách được mở nhiều nhất. Giả sử sách có bị mất thì tôi cho đó cũng là may mắn cho nền giáo dục Hải Phòng nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung”.
Sẽ theo dõi 'bước chân' của sách
Tuy nhiên, theo ông Tiến, nếu muốn xây phong trào học sinh đọc sách thì dứt khoát phải có thời gian đầu tư cho việc cung cấp sách. “Bởi cho trẻ mầm non phải tìm truyện tranh, tiểu học phải nửa tranh nửa chữ, hay đến THPT thì sách cũng phải có đan xen một chút tình cảm, tâm lý tuổi học trò”.
Ngay trong cả việc chọn người trông coi thư viện, làm tủ sách, ông Tiến cho rằng nếu chọn những người không yêu thích sách thì tủ sách cũng khó tươi vui, đa dạng, phong phú.
Do đó, Hải Phòng cũng lên kế hoạch tập trung chọn 200 cán bộ tâm huyết để thực hiện dự án này. Mỗi một quận, huyện sẽ chọn 2 giáo viên tâm huyết ở bậc mầm non, 2 giáo viên tiểu học, 2 giáo viên THCS và 1 giáo viên THPT.
“200 người này sẽ được bồi dưỡng, hỗ trợ các kỹ năng cho việc quản lý, duy trì, phát triển tủ sách trong năm nay. Sang năm, con số này sẽ lên thành 400 người và 5 năm sau sẽ có một cộng đồng đủ để duy trì tủ sách. Chứ không phải phong trào bùng lên một chút rồi lại tắt mất”.
Ông Tiến cho hay, hiện Sở GD-ĐT Hải Phòng cũng đã kết nối với Sở GD-ĐT Yên Bái để thực hiện nhân rộng dự án “bước chân của sách”.
“Chúng tôi mong mỏi, qua việc này, những học sinh của Yên Bái - những người đang nỗ lực từng ngày sẽ được đọc những cuốn sách hay nhất, và có thể thay đổi số phận chứ không mang nghĩa tặng sách từ thiện để sinh ra tư duy trông chờ từ thiện”, ông Tiến nói.
Học sinh Hải Phòng đọc sách trên lớp
Ông Tiến cho hay, tới đây, từng quyển sách trong các tủ sách lớp học cũng sẽ được Hải Phòng cấp một mã số định danh. “Qua đó, địa phương chúng tôi có thể theo dõi được bước chân của những cuốn sách này, bắt đầu từ đâu và rồi hiện đang đến đâu. Cùng đó, cũng có thể giúp biết được mỗi học sinh trong một năm đã đọc được bao nhiêu quyển sách”.
Ông Tiến hy vọng, các tủ sách không chỉ dừng lại dành cho các học sinh, mà trong tương lai còn có các tủ sách cho các phụ huynh, các thầy cô giáo được đặt tại những phòng đợi. Khi đó các giáo viên cũng có thể đọc sách trong những phút rảnh rỗi để thư giãn.
“Chúng ta cứ nói về trường học hạnh phúc, nhưng trước hết chính các thầy cô phải hạnh phúc mà việc này chỉ có khi đáp ứng được cả vật chất lẫn tinh thần”, ông Tiến nói.
Những điều này được ông Tiến chia sẻ tại hội nghị triển khai nhiệm vụ và phát triển văn hóa đọc năm học 2020-2021 do phòng GD-ĐT quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng tổ chức mới đây.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT không thẩm định sách tham khảo, không yêu cầu sách bổ trợ
Bộ GD-ĐT cho hay, SGK là tài liệu dạy học chính thức trong nhà trường. Ngoài ra, không có thêm quy định về tài liệu nào khác. Trong các loại sách mà Bộ GD-ĐT yêu cầu cũng không có khái niệm nào là “sách bổ trợ”.
" alt="“Nhiều trường có thư viện rất đẹp nhưng... khóa kỹ, sách gần như mới tinh”" />
...[详细]
Th.S Lê Minh Hiển liên lạc với Khoa chị Tiên đang điều trị để bảo lãnh viện phí.
Th.S Lê Minh Hiển chia sẻ: “Sau khi biết được hoàn cảnh của chị Tiên, người đã phải nhiều năm chịu đựng cục bướu lớn hành hạ, chúng tôi đã làm cầu nối để chị được nhập viện điều trị. Tôi nghĩ rằng, có rất nhiều tấm lòng hảo tâm luôn yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Và cũng bởi các cô chú tin tưởng vào hoạt động của phòng CTXH, nên tôi mới dám “mạnh dạn” đứng ra bảo lãnh viện phí cho chị”.
Đây không phải lần đầu anh Hiển đứng ra bảo lãnh viện phí cho bệnh nhân. Suốt những năm qua, anh cùng với phòng CTXH Bệnh viện Chợ Rẫy đã tạo dựng được vị trí nhất định trong lòng người bệnh và các nhà hảo tâm.
Nhân Ngày CTXH Việt Nam (25/3/2021), VietNamNet đã có buổi trò chuyện cùng Th.S Lê Minh Hiển.
PV: Trong những năm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất lớn từ các nhà từ thiện, anh hẳn sẽ rất tự hào về điều đó?
Th.S Lê Minh Hiển:Để có được kết quả vận động năm sau nhiều hơn năm trước, phòng CTXH luôn trăn trở phải làm gì, làm như thế nào để chúng ta tạo dựng được uy tín, sự tin tưởng đối với bệnh nhân, nhà hảo tâm, lãnh đạo bệnh viện và đồng nghiệp của mình., nhưng phải làm sao để chúng ta tạo dựng được uy tín, sự tin tưởng đối với bệnh nhân, nhà hảo tâm, lãnh đạo bệnh viện và đồng nghiệp của mình.
Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến Trung ương, có nhiều bệnh nhân và nhiều bệnh lý yêu cầu kỹ thuật cao nên sử dụng nguồn tiền rất lớn, vì vậy lượng kêu gọi cũng rất nhiều. Đó là điều đặc thù. Nên tôi nghĩ rằng quan trọng nhất vẫn là có bao nhiêu bệnh nhân được xuất viện.
Anh Hiển tặng quà trung thu cho bệnh nhi Khoa Phẫu thuật tim trẻ em.
Vị trưởng phòng trong màu áo xanh, "cháy" hết mình cùng bệnh nhân và thân nhân khi xem đội bóng đá Việt Nam thi đấu.
PV: Có một số nhận xét rằng, anh là một người rất tỉ mỉ và kỹ tính. Anh có đặt ra mục tiêu phải đạt được đối với mỗi một hoạt động khi bắt tay vào thực hiện không?
Th.S Lê Minh Hiển: Hiện tại, phòng chúng tôi đang có 20 chương trình hỗ trợ người bệnh và thân nhân. Lượng nhân sự cũng được chia thành từng nhóm nhỏ, phù hợp với tính cách của từng người.
Tôi không đặt ra kỳ vọng quy trình phải hoàn hảo ngay từ đầu, mà khi vận hành sẽ chỉnh sửa cho phù hợp. Ban đầu lên kế hoạch, đưa ra các tình huống 1,2,3... có thể xảy ra. Tuy nhiên, có thể phương án dự trù lại không nằm trong các tình huống thực tế, chúng tôi sẽ phải cập nhật, thay đổi đến khi tương đối ổn định thì mới bắt đầu ban hành nó.
Với hướng đi như thế, trong 6 năm nay, mọi hoạt động đều ổn, tôi luôn tự hào về các đồng nghiệp. Mọi kết quả, thành tựu ngày hôm này đều có sự hi sinh rất lớn của các bạn.
PV: Ngoài hỗ trợ viện phí, phòng CTXH Bệnh viện Chợ rẫy cũng đã can thiệp, giúp đỡ để người bệnh được Bảo hiểm y tế chi trả hàng tỉ đồng?
Th.S Lê Minh Hiển: Đúng vậy. Ngay trong năm ngoái chúng tôi có 2 bệnh nhân đã được bảo hiểm y tế chi trả hàng tỉ đồng. Đó là 2 bệnh nhân cùng mắc bệnh Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu di truyền). Một căn bệnh mãn tính với chi phí điều trị rất cao.
Đối với trường hợp của Danh Văn, bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, đã cùng chi trả số tiền vượt quá 6 tháng lương cơ sở trong vòng 1 năm. Vì vậy, chúng tôi đã hướng dẫn, hỗ trợ để gia đình làm “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”. Vì thế, toàn bộ số tiền viện phí hơn 11 tỉ đồng sau đó đều được bảo hiểm chi trả.
Còn với Vĩnh Châu, chúng tôi cũng giúp đỡ bằng cách hướng dẫn và can thiệp với địa phương để gia đình được cấp bảo hiểm bảo trợ cho Châu. Có bảo hiểm này thì gia đình em ấy cũng không phải đóng chi phí đồng chi trả lên tới hàng tỉ đồng nữa.
Ấm áp những nụ cười trong chuyến đi khám sàng lọc tim bẩm sinh năm 2019.
PV: Như vậy, người làm CTXH còn phải rất am hiểu Luật Bảo hiểm y tế?
Th.S Lê Minh Hiển:Tôi nghĩ rằng, để có thể giúp đỡ cho người bệnh, những người làm CTXH luôn phải đặt mình vào vị trí của người bệnh, thấu cảm với hoàn cảnh của họ. Đồng thời phải liên tục cập nhật Luật Bảo hiểm y tế, các thông tin, chủ trương của Đảng, Nhà nước mà có lợi cho người bệnh, để vận hành vào trong quá trình làm việc. Có như vậy thì hoạt động của phòng ngày hôm nay mới tốt hơn ngày hôm qua.
PV: Có thể thấy rằng anh cùng đồng nghiệp đã rất vất vả để tạo dựng được niềm tin cho Phòng CTXH như hiện tại?
Th.S Lê Minh Hiển: Thời điểm mới thành lập phòng, chúng tôi gặp vô vàn khó khăn, bởi đây là một hoạt động rất mới. Chúng tôi đã trải qua nhiều đêm thức cùng người bệnh ở Khoa Khám bệnh để tìm hiểu về quy trình, tâm tư của các cô, bác về hoạt động khám bệnh. Ngoài việc tiếp thu ý kiến về những vướng mắc, khó khăn của người bệnh, chúng tôi còn tìm hiểu về cách mà bọn “cò” trà trộn vào như thế nào.
Sau mỗi trải nghiệm thực tế, chúng tôi lại ngồi xuống cùng trao đổi, bàn bạc, kết hợp với các phòng, ban, dưới sự chỉ đạo của PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn lúc bấy giờ, thì một loạt các hoạt động ở phòng khám được cải tiến, chỉnh sửa, một số quy trình ở phòng khám được nâng lên.
Với phương châm là xây dựng một bệnh viện nghĩa tình, Bệnh viện Chợ Rẫy hướng đến mục tiêu người bệnh là trung tâm. Chúng tôi đã có những chương trình, hoạt động để người bệnh ở địa phương thì được giúp, mà người bệnh đến bệnh viện Chợ Rẫy cũng đỡ vất vả. Niềm tin đã được được xây dựng trong quãng thời gian dài hoạt động.
Th.S Lê Minh Hiển sẵn sàng sẻ chia kinh nghiệm đã đúc kết được trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện đến các bệnh viện địa phương.
PV: Sau nhiều năm hoạt động CTXH, còn điều gì khiến anh trăn trở?
Th.S Lê Minh Hiển: Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy rằng hiện nay có rất nhiều cô bác còn chưa quan tâm đến sức khỏe của mình, chưa tham gia bảo hiểm y tế. Sẽ là một sự thiệt thòi rất lớn nếu không may bệnh tật ập đến, các cô bác sẽ không kịp trở tay.
Tôi luôn hi vọng hoạt động CTXH ở bệnh viện sẽ được triển khai rộng rãi, để người bệnh ở bệnh viện tuyến trước cũng được chia sẻ những khó khăn. Bên cạnh đó, tôi cũng mong sớm có thể phối hợp các phòng CTXH ở bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến Trung ương.
Bệnh nhân được chuyển đến với chúng tôi có đính kèm tư liệu ở những bệnh viện tuyến trước, và khi bệnh nhân được xuất viện, chúng tôi có thể chuyển thông tin ngược trở lại. Như vậy, hồ sơ quản lý được bổ sung dày hơn, đồng thời quá trình triển khai công việc cũng thuận lợi hơn.
Chân thành cảm ơn anh!
Khánh Hòa
Ba anh em nức nở cầu xin 70 triệu đồng cứu mẹ
Người phụ nữ trẻ gặp chúng tôi chỉ biết khóc nức nở, mẹ của chị không may lâm trọng bệnh, cần số tiền lên đến 100 triệu đồng. Điều kiện kinh tế của 3 anh em quá bi đát, chạy vạy mãi cũng chỉ được hơn 30 triệu đồng.
" alt="Niềm tự hào của người trưởng phòng tận tâm với hoạt động công tác xã hội" />
...[详细]